Skip to content

Ờ THÌ PHONE

Hôm nay thấy ra mắt ờ phôn, thấy hơi tiếc là với cấu hình có vẻ khá, giá có vẻ tốt mà phần giới thiệu hơi kém làm mất đi tính hấp dẫn của sản phẩm.

Xem thử báo thì thấy VS đã mua 51% của BQ, một đơn vị sản xuất smartphone của TBN. Trong bài báo có nói mấy model của VS là dựa trên giấy phép 2 mẫu sản phẩm của BQ.

Như vậy cũng đúng thôi vì trừ khi có thiết kế sẵn kiểu QRD (sẽ nói thêm ở dưới) thì để ra một model điện thoại mới không đơn giản, từ chuyện thiết kế hình thức, thiết kế bản mạch cho tới lựa chọn các loại linh kiện và nhà sản xuất. Đặc biệt là quá trình thử sản phẩm (test) phải thuê đội chuyên nghiệp nó tìm lỗi cả phần cứng phần mềm, rồi còn phải đưa vào các lab 4G để thử mà món này phải nhờ tới Qualcomm.

Xem thử trang web của BQ thì đơn vị này có vẻ mới và số lượng model không nhiều, có vẻ đi theo cách của Apple ngày xưa là có ít model để tăng tính tập trung. Sản phẩm thấy đưa ra từ 2016 tới giờ. BQ cũng chỉ đi với Qualcomm.

Trong phần ra mắt có nói mới ký hợp đồng mua license của Qualcomm. Đây là cách làm chuẩn để có thể có licence sử dụng các công nghệ của Qualcomm, được chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân sự, hỗ trợ tư vấn và kiểm định sản phẩm. Về sau ngoài việc trả tiền chip cho Q còn phải tiền royalty (tiền bản quyền) cho mỗi đầu sản phẩm.

Qualcomm có đưa ra cái gọi là Qualcomm Reference Design (QRD) nói nôm na là thiết kế sẵn một số mẫu điện thoại dựa trên các loại snapdragon của hãng. Đơn vị nào muốn mỳ ăn liền thì chọn luôn một mẫu sau đó tùy biến các option kiểu như cam trước sau, RAM, ROM… rồi đem đi test lần cuối trước khi tung ra bản thương mại.

Nhưng cách làm này ít tính sáng tạo dù nó khá an toàn về mặt kỹ thuật và do đó có thể đụng hàng với các đơn vị cũng dùng QRD khác.

Cho nên các hãng mà có R&D thường tự nghiên cứu và thiết kế sản phẩm của mình chứ không dựa vào mẫu sẵn có.

Bờ phôn đi theo hướng này, tiếc là tiền ít và có vẻ chiến lược chưa đúng lắm nên không thành công. Bờ phôn thậm chí mất hơn năm để tự tạo sản phẩm trước khi Qualcomm quyết định bắt tay hỗ trợ. Bờ phôn cũng thua luôn ờ phôn ở kênh phân phối. Với chuỗi bán lẻ mạnh như của V, có cả thương mại điện tử, thì việc sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng sẽ rất nhanh.

Theo như bài PR thì công suất của nhà máy VS là 5 triệu sản phẩm. Có thể thấy tham vọng của VS là lớn và chắc sẽ phải tìm đường bán ra bên ngoài chứ thị trường nội địa không đủ cầu. À mà cũng thấy nói nhà máy này sẽ sản xuất cho BQ. Như vậy nó sẽ có thể được tiêu thụ ở TQ vì đây là một thị trường key của BQ.

Bài toán của VS thì khá rõ, chỉ riêng làm smart homes cũng đủ mênh mông và lại tăng được giá sản phẩm (căn hộ) chưa kể một lĩnh vực sẽ phát triển mạnh cùng 5G trong 2020 là IoT. Với mấy công ty mới trong lĩnh vực công nghệ thì chắc họ sẽ nhắm tới smart cities và nhiều dự án công nghệ khác nữa, không ngoại trừ cả phần smart factories vì có kinh nghiệm triển khai thực tế mấy nhà máy mới.

Bốn năm năm rồi không cập nhật phần này, chắc bản đồ công nghệ và thị trường có nhiều biến đổi. Nhưng 2 năm tới còn thay đổi nhiều nữa, trong quá trình nâng từ 4G lên 5G.

#giaothong #otofun #smartphone #sharethoaimai

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *